Cảm biến là một thiết bị điện tử tạo ra tín hiệu đầu ra nhằm cảm nhận những trạng thái, quá trình của hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học.

Một định nghĩa khác rộng hơn về cảm biến là một thiết bị, modun. máy hay là hệ thống con phát hiện trạnh thái hoặc sự thay đổi trong môi trường làm việc của nó.

Sau đó truyền thông tin đến các thiết bị điện tử khác để xử lý, cảm biến luôn được sử dụng cùng với nhiều thiết bị điện tử khác.

Hiện nay cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, cũng như trong các nhà máy.

Các đặc trưng chung của cảm biến.

Cảm biến thường được chế tạo trên dây chuyền lắp ráp hiện đại công nghệ cao, các sản phẩm đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe.

Và những đặc trưng sau đều phải đạt tiêu chuẩn mới được coi là một cảm biến hoàn thiện:

  • Độ nhạy: Gia số nhỏ nhất có thể phát hiện
  • Mức tuyến tính: Khoảng giá trị được biến đổi có hệ số biến đổi cố định
  • Dải biến đổi: Khoảng giá trị biến đổi sử dụng được
  • Ảnh hưởng ngược: Khả năng gây thay đổi môi trường
  • Mức nhiễu ồn: Tiếng ồn riêng và ảnh hưởng của tác nhân khác lên kết quả
  • Sai số xác định: Phụ thuộc độ nhạy và mức nhiễu
  • Độ trôi: Sự thay đổi tham số theo thời gian phục vụ hoặc thời gian tồn tại (date).
  • Độ trễ: Mức độ đáp ứng với thay đổi của quá trình
  • Độ tin cậy: Khả năng làm việc ổn định, chịu những biến động lớn của môi trường như sốc các loại
  • Điều kiện môi trường: Dải nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… làm việc được.

(Nguồn Wikipedia.org)

Cảm biến quang nhập khẩu chính hãng

Phân loại các dòng cảm biến hiện nay:

Cảm biến hóa học:

Cảm biến hóa học là một thiết bị phân tích độc lấp, chức năng của nó là cung cấp các thông tin về thành phần hóa học có trong môi trường.

Thông tin thu được, được chuyển sang dạng tín hiệu vật lý có thể kiểm tra được bằng số học, và tương ứng với nồng độ của một loại hóa chất đã được phân tích trước và lưu vào dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến hóa học thường là nhận dạng và truyền dẫn thông tin đến bộ xử lý để phân tích.

Cảm biến sinh học:

Cảm biến sinh học được ứng dụng rộng rãi trong y sinh và công nghệ sinh học, các cảm biến này phân tích các thành phần sinh học.

Các thành phần sinh học thường bao gồm tế bào, protein, axit nucleic hoặc polymer mô phỏng sinh học.

Cảm biến thần kinh:

Đây là loại cảm biến thường không được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hang ngày.

Loại cảm biến thần kinh này bắt chức cấu trúc vật lý, và chức năng của các thực thể thần kinh sinh học.

Cảm biến MOS:

Cảm biến MOS là loại cảm biến phổ biến nhất trong cuộc sống hiện này, nó được phát triển và ứng dụng rộng rãi để đo các thông số vật lý, hóa học, sinh học hay môi trường.

Có thể chia cảm biến MOS ra thành ba nhóm chính là:

Cảm biến sinh hóa: Là loại cảm biến được phát triển để đo các thông số vật lý, hóa học, sinh học, và môi trường.

Cảm biến hình ảnh: Công nghệ MOS là cơ sở cho các cảm biến hình ảnh hiện đại, ứng dụng rông rãi trong các máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim hiện đại ngày nay.

Nó thường bao gồm thiết bị tích hợp điện tích, và cảm biến điểm anh hoạt động CMOS.

Cảm biến giám sát: Đây là loại cảm biến được phát triển để ứng dụng trong việc theo dõi và giám sát các tác nhân xung quanh cảm biến.

Ứng dụng thực tiễn của nó có thể kể đến như:

  • Giám sát nhà ở, văn phòng.
  • Giám sát giao thông.
  • Giám sát thời tiết.
  • Giảm sát nhiệt độ, đổ ẩm, ánh sáng.

Một số dòng cảm biến phổ biến hiện nay như:

  • Cảm biến tiệm cân.
  • Cảm biến áp suất.
  • Cảm biến quang.
  • Cảm biến điện từ.

Cảm biến tiệm cân

Một số dòng cảm biến phổ biến ứng dụng trong sản xuất và đời sống:

Cảm biến quang.

Cảm biến quang là thiết bị được dùng để phát hiện vật thể bằng cách phát ra một tia sáng thường là hồng ngoại, laser.

Khi nguồn sáng này bị chặn là thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu về cho trung tâm điều khiển.

Ứng dụng của cảm biến quang thường được dùng trong các dây chuyền tự động hóa, nó đóng vai trò như con mắt của hệ thống để phân tích tình trạng trên dây chuyền.

Nguyên lý hoạt động của nó là phát ra một tia sáng về phía trước và ở phía đầu bên kia sẽ có một vật phản xả lại ánh sáng đó với đầu thu.

Khi có vật thể đi qua che nguồn sáng lại sẽ khiến cho ánh sáng không được phản xạ lại lúc đó cảm biến sẽ truyền tín hiệu về trung tâm để xử lý bước tiếp theo.

Một số thương hiệu cảm biến quang hiện nay:

  • Cảm biến quang Sick.
  • Cảm biến quang Omron.
  • Cảm biến quang Panasonic.

Cảm biến quang Sick

Cảm biến tiệm cận:

Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến được dùng để phát hiện vật thể mà không cần tiếp xúc với vật thể.

Để phát hiện vật thể bằng kim loại chúng ta có cảm biến loại điện cảm, với phi kim thì chúng ta sử dụng cảm biến kiểu điện dung.

Một vài đặc điểm nổi bật của cảm biến tiệm cận như là:

Phát hiện được vật mà không tiếp xúc, không tác động vào vật.

Hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt nhất.

Có khả năng chống rung lắc, chống sốc tốt.

Thời gian phản hồi ngắn, tuổi thọ của sản phẩm cao.

Một vài thương hiệu cảm biến tiệm cận:

  • Cảm biến tiệm cận Autonics.
  • Cảm biến tiệm cận Scheneider.
  • Cảm biến tiệm cận Omron.
  • Cảm biến tiệm cận IFM.

Thông tin liên hệ:

Công ty trách nhiệm hữu hạn inox Thành Long Vina

Trụ sở chính: Thôn Liễn Hạ, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.

Chi nhánh miền nam: 252/20, đường Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline miền bắc: 0778 454 186 (Mr Nam).

Hotline miền nam: 0978 191 997 (Mr Thịnh).

Bài viết liên quan